TPM là một con chip nằm trên bảng mạch máy tính dùng để bảo mật phần cứng. TPM viết tắt của Trusted Platform Module, còn được gọi là ISO / IEC 11889.
TPM của ai?
Tập đoàn công nghiệp máy tính có tên Trusted Computing Group (TCG) và được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC)
TPM có mấy phiên bản tính đến nay?
Có 1 phiên bản 1.2 năm 2011 và phiên bản 2.0 năm 2019. Một máy có TPM 2.0 sẽ được thông báo như hình trên
TPM dùng để làm gì?
Ban đầu nó được sử dụng trong Bộ quốc phòng của Mỹ, sau này thì được sử dụng rộng ra cả thị trường ngoài. TPM sẽ được sử dụng để nhận dạng thiết bị, xác thực, mã hóa và xác minh tính toàn vẹn của thiết bị, bảo vệ mật khẩu.
Làm gì với TPM khi bạn là người dùng?
Đặt mật khẩu cho máy tính, mật khẩu khi máy có TPM nó sẽ không lưu vào ổ cứng như hồi xưa mà bây giờ nó sẽ mã hoá trên con chip TPM đó. Nền tảng cho khoá vân tay, khoá khuôn mặt trên máy tính.
Bảo vệ phần cứng: giả sử bạn tháo ổ cứng trên máy, nó sẽ kiểm tra tính toàn vẹn của máy và thấy thiếu nó sẽ không cho hệ thống khởi động vào, tránh trường hợp bị đánh cắp (sử dụng BitLocker Drive trên Windows).
Máy bạn có hỗ trợ TPM 2.0 không?
Sử dụng phím tắtWindows + R> nhập lệnhtpm.mscvà nhấp vào nút OK. Như hình trên máy hỗ trợ TPM.{alertInfo}
Hoặc tìm nó trong Device Manager: mở Start -> tìm kiếm Device Manager -> mở Security devices.{alertInfo}
Windows 11 cần nó vì sao?
Vì họ muốn tăng cường bảo mật trên hệ thống của họ, TPM là lá chắn của Microsoft chống lại tội phạm mạng, bao gồm lừa đảo và ransomware. Điều đó hay và quan trọng nhưng quan trọng hơn là bạn cần phải biết để biết đường mà xem đồ chơi nhà mình có phù hợp để nâng cấp không!!