Cách gõ VIQR là gì, hướng dẫn cách học kiểu gõ VIQR đánh tiếng Việt có dấu cùng các khái niệm như VietNet, bảng mã VIQR. Kiểu đánh dấu VIQR vốn phổ biến và được ưa chuộng trong cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại, tích hợp trên nhiều công cụ gõ tiếng Việt phổ biến. Đặc biệt, VIQR phù hợp với mọi môi trường, kể cả không cài đặt bộ gõ vì quy tắc đặt dấu sử dụng các ký tự có sẵn, mô phỏng giống với thanh, dấu, mũ, móc của tiếng Việt.
Bài viết này tham khảo cách gõ VIQR để các bạn có thể tìm hiểu lịch sử ra đời của các kiểu gõ (Hiện nay kiểu gõ này không còn phổ biến){alertSuccess}
Bộ gõ tiếng Việt nhiều người dùng nhất hỗ trợ tất cả các kiểu gõ phổ biến:
{getButton} $text={Download Unikey} $icon={download} $color={#2980b9}{getButton} $text={Download EVKey} $icon={download} $color={#2980b9}{getButton} $text={Download OpenKey} $icon={download} $color={#2980b9}Kiểu gõ VIQR là gì?
VIQR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Vietnamese Quoted-Redable, được biết đến với tên gọi khác là VietNet. VIQR là quy tắc bỏ dấu và viết chữ Việt dùng bảng mã ASCII 7Bit. Vì thế, khi thế giới sử dụng bảng mã Unicode chung cho mọi ngôn ngữ thì kiểu gõ này cũng trở nên “lỗi thời”.
Quy ước bỏ dấu tiêng Việt VIQR vốn phổ biến tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đặc biệt là quân đội dùng để lưu trữ tài liệu. Kiểu gõ VIQR vốn có lịch sử lâu dài, trước năm 2000 dùng bộ mã 7 bit ASII của Hòa Kỳ. Nhưng nó không thể hỗ trợ được các chữ có dấu như tiếng Việt.
Cộng đồng nhóm Hải ngoại Usenet Newsgroup (gọi tắt là nhóm SCV hay Viet Net) đã đặt ra quy ước dùng các dấu ASCII trên bàn phím Mỹ nhằm biểu trưng cho các dấu tiếng Việt, như “^” là “Ô”, dấu “.” là dấu “nặng”. Quy ước này thường được gọi là quy ước VietNet, vốn rất được người Hải Ngoại ưa dùng vì chẳng cần cài đặt bộ gõ, chỉ cần dùng các ký tự trên bàn phím QWERTY thì người Việt vẫn hiểu được.
Về sau, quy ước này đã được nhóm Viet-Std (Vietnamese-Standard Working Group – Nhóm Nghiên cứu Tiêu chuẩn Tiếng Việt) thuộc TriChlor group tại California đã chuẩn hóa thành quy ước VIQR. Kiểu rõ VIQR nhanh chóng phổ biến trong nhóm SCV và người dùng Internet khi chat, nhắn tin vì tiện lợi, chẳng cần phải cài đặt phần mềm nào, có thể dùng mọi lúc mọi nơi.
Ưu và nhược điểm cách gõ VIQR
- Ưu điểm của kiểu gõ VIQR: Dễ nhớ, dễ dùng vì sử dụng các ký tự trên bàn phím QWERTY. Đồng thời, nó dễ đoán và dễ đọc dù người xem chưa từng biết qua cách gõ VIQR.
- Nhược điểm kiểu gõ VIQR: Chữ viết theo quy tắc bỏ dấu VIQR tương đối khó đọc nếu không có bộ chuyển mã. Đồng thời, cách gõ VIQR không nhanh bằng Telex và VNI.
Người dùng cần phân biệt kiểu gõ VIQR và bảng mã VIQR. Nên nhớ, kiểu gõ VIQR là phương pháp nhập ký tự tiếng Việt, trong khi Bảng mã VIQR là cách thể hiện ký tự tiếng Việt.
Quy ước VIQR sử dụng ký tự có trên bàn phím để biểu thị dấu:
Quy ước bỏ dấu trong VIQR | ||
Dấu | Ký hiệu | Ví dụ |
trăng | ( | a(→ ă |
mũ | ^ | a^ → â |
râu | + hoặc * | o+ → ơ |
huyền | ` | a` → à |
sắc | ‘ | a’ → á |
hỏi | ? | a? → ả |
ngã | ~ | a~ → ã |
nặng | . | a. → ạ |
đ | dd |
Ví dụ của kiểu gõ VIQR:
– Việt Nam đất nước mến yêu = Vie^.t Nam dda^’t nu*o*’c me^’n ye^u
– O^ng te^n gi`\? To^i te^n la`…. = Ông tên gì? Tôi tên là….
Quy ước VIQR dùng DD cho chữ Đ, và dd cho đ. Dấu cách \ được dùng trước dấu chấm câu (.) (?) nếu dấu chấm câu này đặt ngay sau nguyên âm và trong từ có nguồn gốc nước ngoài.
Một biến thể của quy ước VIQR là kiểu gõ VIQR*. Trong đó, dấu * được dùng thay cho dấu + để bỏ dấu móc.
So sánh kiểu gõ VIQR với các kiểu gõ khác
Tiếng Việt có nhiều mẫu tự khác so với mẫu tự latinh, có dấu thanh (sắc, huyền), dấu mũ (ô, â), dấu móc (ơ, ư). Hiện bảng mã Unicode được dùng phổ biến trên thế giới, tương thích với mọi ngôn ngữ, giúp máy tính và Internet hỗ trợ tiếng địa phương tốt. Trong khi đó, VIQR lại dùng bảng mã ASII nên không phổ biến, cũng như gõ nhanh bằng Telex hay VNI.
– Kiểu gõ VIQR tồn tại từ thời kỳ còn chưa có máy tính. Đây là kiểu gõ dùng dấu sẵn có trên bàn phím QWERTY của Mỹ nên chậm, phím gõ dấu nằm cách xa phím nguyên âm. Đồng thời, nó không hỗ trợ bảng mã Unicode nên kém phổ biến trong thời đại hiện nay.
– Kiểu gõ Telex giúp gõ nhanh hơn, dễ nhớ nhưng không phù hợp nếu xen kẽ văn bản nước ngoài như Anh, Pháp với tiếng Việt. Hỗ trợ nhiều thiết bị, đặc biệt là smartphone và máy màn hình nhỏ.
– Kiểu gõ VNI dùng các phím số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để bỏ dấu dễ nhớ, nhưng gõ không nhanh bằng Telex, dù nhanh hơn VIQR. Kiểu gõ này ít được dùng trên các thiết bị điện tử màn hình nhỏ, nhưng bù lại phù hợp với dân lập trình, hay người phải gõ xen kẽ tiếng Anh, Pháp với tiếng Việt.
Các phím gõ tiếng Việt của kiểu gõ VIQR | |
Phím | Dấu |
‘ (single quote) | sắc |
` (grave accent) | huyền |
? | hỏi |
~ (tilde) | ngã |
. (full stop) | nặng |
^ | dấu mũ trong các chữ â, ê, ô |
+ | dấu móc trong các chữ ư, ơ |
( | dấu trăng trong chữ ă |
dd | chữ đ |
0 | xóa dấu thanh |
\ | phím thoát dấu |
Giờ còn ai gõ kiểu này như mình không nhỉ? Gõ miết thành quen luôn á
Trả lờiXóa